MẪU BIỆT THỰ LÂU ĐÀI KIẾN TRÚC PHÁP ĐẸP
Được mệnh danh là đất nước của sự lãng mạn và mê hoặc, mỗi vùng đất của Pháp đều mang hơi thở ấy, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ của kiến trúc lâu đài Pháp trở thành một phong cách kiến trúc rất riêng của đất nước này với những đặc trưng về phong cách kiến trúc cổ điển. Nổi danh khắp thế giới, kiến trúc lâu đài Pháp có sự ảnh hưởng rất lớn đến các nước ở Châu Á cho đến ngày nay, trong đó có Việt Nam.

1. Lâu đài là gì ? Kiến trúc lâu đài Pháp là gì ?

Dẫn đầu về xu hướng và đẳng cấp, những biệt thự đẹp kiến trúc cổ điển không chỉ mang vẻ đẹp đơn thuần mà còn là biểu hiện của quyền lực. Tuy nhiên vẻ đẹp quyền lực ở đây không hướng đến sự tẻ nhạt, trẻ trung, mà vô cùng mỹ lệ, mềm mại, lãng mạn, một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, hoài niệm gợi đến quá khứ xa xưa của những công chúa hoàng tử , về những cung điện nguy nga với những bản tình ca huyền thoại phương Tây bất tử lãng mạn với những câu chuyện tình bất khuất của các công nương, các anh hùng nơi đó. 

 

 

Những công trình biệt thự kiến trúc lâu đài Pháp từ xưa còn được gọi là những thành trì hay tòa thành, là nơi ở của vua chúa hay quý tộc thậm chí là tầng lớp thượng lưu, được ra đời trong thời kì Trung cổ có kết cấu vô cùng kiên cố, vững chắc với vẻ đẹp tráng lệ, kiêu sa. 

 

 

2. Đặc trưng của kiến trúc lâu đài Pháp

Ở Châu Âu, lâu đài có nguồn gốc trong thế kỷ thứ IX và X, sau sự sụp đổ của đế chế Karolinger. Lãnh thổ của đế chế này dần được phân chia giữa các lãnh chúa và hoàng tử, vương hầu, các dòng họ quý tộc và hình thành các thái ấp, lãnh địa. Những vị quý tộc này sở hữu những mảnh đất đó và xây dựng lâu đài để kiểm soát các khu vực xung quanh để phòng thủ, bảo vệ những tài sản thuộc sở hữu của họ. 

 

 

Kiến trúc lâu đài Pháp bắt nguồn từ việc nâng cấp các tường thành, rào chắn của những điểm cư trú công cộng và phát triển lên thành một cứ điểm phòng thủ để bảo vệ đời sống ở bên trong. Đặc điểm của lâu đài chính là tường cao, hào sâu, có nhiều lầu. Thông thường các lâu đài ở Châu Âu trung cổ được thiết kế có hình vuông, những bức tường có thể xây khoanh tròn, trên lâu đài có nhiều tháp canh, tường thành được xây dựng bằng chất liệu đá. Xung quanh lâu đài bao quanh một hào nước sâu. Đến thứ kỷ XVII, XIII, các lâu đài Pháp đã hoàn toàn không còn phục vụ mục đích quân sự, vật liệu xây dựng cũng không chỉ làm bằng đất đá, pháo đài, gỗ nữa mà thay vào đó là những vật liệu hiện đại hơn và phong cách cũng là các mô hình lâu đài lãng mạn hơn, tráng lệ, lộng lẫy và thanh tao hơn, đó là kiến trúc Gothic. 

Kiến trúc lâu đài Pháp trước thế kỷ XVIII tạo nên sự ấn tượng bởi cách thiết kế dùng nhiều vòm nôi, vòm bán cầu và cuốn cửa trụ. Dùng đá để thiết kế nên các má vòm do đó mặt bằng các kiến trúc thường chỉ có 2 dạng chính là tròn và vuông do kỹ thuật chưa phát triền. Phía Tây thường có 2 hoặc nhiều tháp cao có hình trụ tròn hoặc khối hình học cơ bản. Phía Đông thường được cắt hởi một cánh ngang. Các cột trụ có phân than và chân cột thiết kế khá khác nhau. Đầu cột thường có hình cái đấu ngược, trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, đôi khi đầu cột trang trí bằng người hay bằng thú.

 

 

Tuy nhiên kiến trúc lâu đài Pháp từ thế kỷ XVIII trở đi lại sử dụng nhiều các mái vòm vuốt nhọn, các cột trụ lớn nhỏ được xếp xen kẽ làm tăng cảm giác ấn tượng về chiều dài và chiều ngang, làm tăng cảm giác về độ cao của các đỉnh vòm. Kết hợp với các vật dụng, các chi tiết trang trí thanh nhã và lộng lẫy, mềm mại hơn, kiêu sa hơn.

3. Kiến trúc lâu đài Pháp cổ điển tại Việt Nam

Thông qua tài liệu lưu trữ, có thể thấy kiến trúc Pháp du nhập vào VN trải qua quá trình lâu dài. Giai đoạn đầu, người Pháp xây dựng các công trình công sở, dinh thự và trại lính phục vụ bộ máy cai trị và đặc biệt là thể hiện sức mạnh của chính quyền thực dân.

 

 

Kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc và cho ra đời những công trình đặc sắc từ thời đó là những dạng lâu đài cổ điển rất cầu kỳ, tinh xảo. Ngày nay lấy cảm hứng từ kiến trúc lâu đài Pháp, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều với những chất liệu hiện đại nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng nhất của kiến trúc Pháp cổ điển, tân cổ điển.

 

 

Với kinh nghiệm thiết kế lâu năm, kiến trúc Phúc Hưng Gia tự hào đã tạo nên những mẫu thiết kế lâu đài mĩ miều và tinh tế, sang trọng trên khắp cả nước.

4. Khám phá nội thất bên trong căn biệt thự lâu đài kiến trúc pháp

 

 

Qua những hình ảnh về thiết kế biệt thự lâu đài kiến trúc pháp hoàn hảo trong từng chi tiết. Cả công trình là một tổng thể đồng nhất như một cung điện thu nhỏ giữa đời thực. Hy vọng sẽ giúp Quý Gia Chủ có thêm những ý tưởng cho ngôi nhà tương lai của mình.

Nếu có nhu cầu thiết kế thi công biệt thự vui lòng liên hệ với Phúc Hưng Gia qua hotline 0901 870 888 Kiến Trúc Sư Phương để được kiến trúc sư tư vấn miễn phí nhé. Đến với chúng tối tin chắc bạn sẽ hài lòng, cam kết hoàn tiền 100% phí tạm ứng nếu như không đảm bảo về chất lượng thiết kế cũng như chất lượng dịch vụ.