MẪU BIỆT THỰ HIỆN ĐẠI TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
Với kiểu dáng thiết kế đặc trưng hòa hợp giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây, nét đẹp pha lẫn cổ điển và hiện đại, biệt thự mái Nhật vừa mang đến một không gian sống tiện nghi, phóng khoáng, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa có tính ứng dụng cao, lại tối ưu chi phí xây dựng, phù hợp với nhiều khu vực vùng miền. Cùng Phúc Hưng Gia tìm hiểu chi tiết về nhà biệt thự mái Nhật trong bài viết dưới đây.

Biệt thự mái Nhật hiện nay là kiểu kiến trúc nhận được đánh giá rất cao và được ưa chuộng tại thị trường nhà ở Việt Nam. Với kiểu dáng thiết kế đặc trưng hòa hợp giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây, nét đẹp pha lẫn cổ điển và hiện đại, biệt thự mái Nhật vừa mang đến một không gian sống tiện nghi, phóng khoáng, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa có tính ứng dụng cao, lại tối ưu chi phí xây dựng, phù hợp với nhiều khu vực vùng miền. Cùng Phúc Hưng Gia tìm hiểu chi tiết về nhà biệt thự mái Nhật trong bài viết dưới đây.

 

 

Biệt thự mái Nhật là gì?

Biệt thự mái Nhật là kiểu biệt thự có nguồn gốc từ kiến trúc đất nước mặt trời mọc, với đặc trưng là hệ mái Nhật được thiết kế chồng lớp, có độ dốc nhẹ và mở rộng ra theo các hướng khác nhau.
 

 

Thiết kế biệt thự mái Nhật này xuất phát từ đặc trưng khí hậu Nhật Bản là nước ôn đới, mưa ít, thời tiết khá lạnh nên phần mái chỉ cần dốc vừa đủ để dễ dàng thoát nước, không bị ứ đọng gây ẩm mốc. Khi du nhập vào nước ta, các kiến trúc sư đã điều chỉnh về độ dốc để phù hợp với văn hóa và điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam mà không làm mất đi nét đặc trưng của kiểu kiến trúc này.

 

Ưu điểm của nhà biệt thự mái Nhật

Biệt thự mái Nhật du nhập vào nước ta khá muộn so với các loại hình kiến trúc khác nhưng lại được rất nhiều người yêu thích và muốn sở hữu với những ưu điểm vượt trội.
 

1. Giá trị thẩm mỹ cao

Biệt thự mái Nhật mang nét đẹp hòa hợp giữa tinh thần cổ điển và hiện đại của kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Đặc biệt là hệ mái Nhật với thiết kế lạ mắt, kiểu dáng độc đáo, tạo điểm nhấn cho tổng thể ngôi nhà. 

Vật liệu để xây dựng hệ mái Nhật khá đa dạng, thường là các loại: ngói sóng, ngói vẩy, mái tôn, mái bằng, … Hiện nay có

2 kiểu mái Nhật cơ bản: 

 


- Mái ngói dốc: Kiểu mái này có nhiều đặc điểm khá giống với mái Thái, gồm các mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lớp lên nhau, nhưng độ dốc mái Nhật sẽ ít hơn nhà mái Thái. Khác với mái Thái có phần chóp mái nhọn thì mái Nhật lại có chóp mái cân bằng hơn, nhẹ nhàng hơn.


- Mái ngói bằng: Đây là một sự đột phá trong việc tạo dựng hình khối mái nhà của người Nhật Bản, phần mái không phải là mái đổ bằng vuông vắn góc cạnh, mà có sự phá cách, biến tấu nho nhỏ trong thiết kế, mái bằng được đổ rộng và dài ra bốn góc để tránh hắt nắng và mưa gió vào nhà, giúp không gian bên trong thoáng mát rộng rãi hơn. Nó không chỉ bền bỉ mà còn mang đến nét đẹp tối giản nên được nhiều gia đình lựa chọn. 

 

 

Biệt thự mái Nhật có đặc điểm nổi bật đó là thiết kế đề cao sự đơn giản, mái có độ dốc nhẹ mở rộng ra các hướng khác nhau, thiết kế chồng lớp, hệ mái biệt thự mái Nhật gồm những mái nhỏ giao mái lớn, phần rìa bên ngoài được đúc bê tông tạo nên khuôn mái nhà thanh thoát và cân xứng.
Gam màu chủ yếu sử dụng trong phong cách thiết kế kiến trúc của Nhật Bản là các màu trung tính hiện đại, phóng khoáng mở rộng không gian. Những gam màu tinh tế, sang trọng này tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn cho căn biệt thự. Hơn thế nữa, biệt thự mái Nhật có thiết kế phần chóp mái nhẹ nhàng hơn, tạo sự dễ chịu và thu hút người nhìn. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn hình thức mái nhà này.
 

2. Tính ứng dụng cao

Kiểu mái Nhật với nét đẹp tối giản và hiện đại, có thể kết hợp một cách linh hoạt, đa dạng, phù hợp với nhiều thiết kế từ nhà biệt thự phong cách cổ điển, tân cổ điển châu Âu cho đến phong cách hiện đại. 
 

Kiểu mái Nhật tuy tương đối đơn giản về kiến trúc nhưng lại được tính toán phương án công năng sử dụng rất thận trọng, không quá cầu kỳ cách điệu hay chú trọng vào vật liệu xây dựng quá đắt đỏ, nhưng đặc biệt đề cao sự tiện nghi hiện đại, kiểu dáng thanh thoát và màu sắc mát mắt, tạo không gian thông thoáng, cân bằng, hài hòa với tổng thể khuôn viên công trình. Do đó, kiểu mái Nhật còn được ứng dụng cho những không gian kết hợp nhà vườn, sử dụng trong những thiết kế xanh mát, gần gũi với thiên nhiên.

3. Giải pháp kiến trúc Việt

Phong cách sống của người Nhật Bản vốn không câu nệ, rườm rà, vì vậy kiểu dáng thiết kế mái Nhật cũng đề cao sự tiện lợi, đơn giản mà hiện đại, phóng khoáng. Mặt khác, khi kiểu mái Nhật du nhập vào nước ta thì đã được các kiến trúc sư điều chỉnh, cải tiến, sáng tạo thêm để phù hợp với lối sống, văn hóa của người Việt và đặc điểm khí hậu Việt Nam nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Biệt thự mái Nhật có hệ mái gồm mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lớp lên nhau, đổ rộng và dài, tỏa đều ra 4 phía giúp tránh nắng tốt, chống nóng, với độ dốc vừa phải nên khả năng thoát nước tốt, tránh mưa gió, chống ẩm mốc.
 

 

Chính vì vậy biệt thự mái Nhật là giải pháp kiến trúc có thể ứng dụng trong nhiều không gian, quy mô công trình ở nhiều khu vực, nhiều vùng miền Việt Nam mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiện nghi cho không gian sống của các gia đình.

4. Tiết kiệm thời gian thi công & Tối ưu chi phí xây dựng

Biệt thự mái Nhật chủ yếu tập trung vào sự tối giản, tiện nghi, hiện đại, hướng tới sự cân bằng, thanh thoát cho tổng thể không gian nên thiết kế không quá cầu kỳ, không có nhiều chi tiết cách điệu rườm rà, không mất nhiều thời gian thiết kế, giúp tiết kiệm thời gian thi công.Vật liệu xây dựng mái Nhật cũng rất đa dạng, không quá đắt đỏ, thường là các loại: ngói sóng, ngói vẩy, mái tôn, mái bằng bê tông… dễ dàng tìm mua trên thị trường, vì vậy cũng tối ưu chi phí xây dựng một cách đáng kể.